Nhân sâm có tên khoa học là Panax Ginseng C.A.Mey, thuộc họ nhân sâm (Araliaceae) hoặc họ Ngũ gia bì.
Nhân sâm được trồng rộng rãi và rất phổ biến tại Hàn Quốc và chất lượng cũng như độ quý của nhân sâm tùy theo độ tuổi của nó. Nhân sâm không chỉ có tác dụng đối với người lớn tuổi mà ngay cả trẻ em cũng có thể dùng hằng ngày với một liều lượng nhất định”. Ngoài ra, đối với người bị bệnh huyết áp cao, huyết áp thấp, tiểu đường… nếu sử dụng nhân sâm thường xuyên, không chỉ giúp tăng thể trạng, cải thiện tuần hoàn máu, tăng cường hệ miễn dịch, tăng cường phòng chống ung thư...
1. Chủng loại nhân sâm được chia thành ba loại :
1.1. Nhân sâm Mỹ (Panax quinquefolium):
Được sản xuất tại Mỹ, Canada. Có hình dạng gần giống với Nhân sâm Hàn Quốc, một rễ ngắn và thân không được nhẵn có hình cuộn chỉ, có gân sọc ngang
1.2. Sâm tam thất (Panax notoginseng)
Được trồng ở tỉnh Vân Nam Đông Bắc Trung Quốc, hoặc tỉnh Quảng Tây phía Tây Nam Trung Quốc.Rễ chính dài 3-4cm, màu đen, sần sùi, có hình con quay hay hình củ khoai tây nhỏ.
1.3. Nhân sâm Hàn Quốc (Panax ginseng)
Sinh trưởng tại vùng phía đông Châu Á, đặc biệt được trồng ở Hàn Quốc, rễ có hình dạng giống ký tự “人” nghĩa là nhân - người. Vùng đất khác nhau sẽ cho chất lượng Sâm hoàn toàn khác nhau. Điều kiện đất đai, khí hậu, ánh nắng mặt trời phù hợp là nhân tố quyết định chất lượng Sâm. Nhân Sâm trồng ở vùng núi chất lượng khác hẳn Nhân Sâm trồng ở đồng bằng. Trên thế giới, nhân sâmHàn Quốc mang lại những giá trị lớn nhất cả về mặt y học lẫn kinh tế và văn hóa so với nhân sâm ở các quốc gia khác như: Mỹ, Nhật Bản, Trung Quốc... bởi Hàn Quốc có điều kiện khí hậu đất đai rất thích hợp cho việc nuôi trồng nhân sâm và nếu so sánh các loại sâm từ các quốc gia trên thế giới thì sâm Hàn Quốc có hình dạng giống người nhất.
Để trồng được nhân sâm thì đòi hỏi điều kiện thổ nhưỡng, ánh sáng, địa hình rất cao. Người ta phải chọn loại giống tốt nhất, ươm giống sau đó chọn loại đất tốt nhất để trồng. Thời gian nhân sâm sinh trưởng cũng phân biệt rõ rệt. Năm đầu là thời kì rễ, thân và lá bắt đầu hình thành. Năm thứ hai đến năm thứ tư mới là thời kì nuôi dưỡng cây, phần rễ bắt đầu phình to không ngừng, mỗi năm rễ cũng lớn thêm một nhánh. Qua 6 năm, rễ sẽ thành nhân sâm và bắt đầu thu hoạch được.
2. Tùy theo cách chế biến nhân sâm Hàn Quốc được phân loại theo như sau:
2.1. Sâm tươi
Là loại sâm vừa được thu hoặc từ trong đất và để nguyên trạng thái tự nhiên vẫn còn dính một lớp đất mỏng trên mình củ. Tùy theo số năm trồng mà sâm tươi được chi ra sâm 4 năm tuổi, 5 năm và 6 năm tuổi. Có nhiều cách để dùng sâm tươi như ngâm rượu, xay nhỏ cho vào sữa, làm nước sâm, trà sâm, sâm tẩm mật ong, nấu gà tần sâm, làm bánh sâm…
2.2. Bạch sâm
Từ nguyên liệu sâm tươi, sau khi lột một lớp vỏ mỏng sâm được đem phơi khô dưới ánh nắng tự nhiên cho đến khi chỉ còn dưới 14% thành phần nước, lúc đó vỏ sâm có màu trắng sữa nên được gọi là Bạch sâm. Vì đã được chế biến thành loại sâm khô nên có thể bảo quản trong thời gian lâu dài. Tùy theo hình dáng mà bạch sâm cũng được phân loại riêng như nguyên củ khô, thân sâm khô, rễ sâm khô
2.3. Hồng sâm
Từ nguyên liệu sâm tươi đã được lựa chọn kỹ về hình dáng và chất lượng, sâm được đem hấp chín khô cho tới khi thành phần nước chỉ còn dưới 14% nên ruột sâm có màu hồng và được gọi là Hồng sâm. Tùy theo hình dáng và chất lượng ruột, hồng sâm được phân thành thiên sâm, địa sâm, lương sâm. Trong quá trình chưng hấp hồng sâm được sinh thêm nhiều chất bổ dưỡng nên được đánh giá tốt hơn nhân sâm và tốt cho tất cả mọi người già trẻ trai gái.
2.4. Thái cực sâm
Từ nguyên liệu sâm tươi, sâm được cho vào nước đang sôi ở nhiệt độ cao trong thời gian dài. Sau khi thấy lớp vở và một phần thân sâm dần chuyển sang màu đỏ thì vớt ra và sây khô. Thái cực sâm là sản phẩm có hình dáng, màu sắc ở giữa Bạch sâm và Hồng sâm. Do được chế biến trong nhiệt độ cao nên Thái cực sâm cũng có dưỡng chất có tác dụng tốt như Hồng sâm.
Sưu tầm